Bánh Chưng - Nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam

Bánh Chưng xuất hiện từ rất lâu đời trong văn hóa đời sống của người Việt Nam từ hàng nghìn năm trước. Bánh Chưng đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong tập tục sống của người Việt. Mỗi dịp Tết, trên những mâm cỗ cúng gia tiên nhất định không thể thiếu vắng bóng dáng của bánh chưng xanh.

Đối với người Việt Nam, bánh Chưng chính là tượng trưng cho một nét đẹp văn hóa đặc trưng của dân tộc. Trai qua nhiều thế hệ xã hội, những lần cải cách kinh tế, nhưng đời sống văn hóa với bánh Chưng của người Việt chưa bao giờ bị mai một đi. Người Việt Nam thường hay nói với nhau, thấy đào thấy quất thấy bánh Chưng là thấy Tết. Bánh Chưng xuất hiện như là một hình ảnh đặc trưng của ngày Tết truyền thống Việt Nam vậy.

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Bánh Chưng là một món ăn đặc biệt, mang hương vị thơm ngọt mang đậm bản sắc dân tộc và hương vị của nền văn mình lúa nước đầy tinh tế. Một chiếc bánh Chưng xanh có rất nhiều thành phần, kết hợp hài hòa với nhau như tượng trưng cho sự ôn hòa của đất trời. Gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, hạt tiêu và muối được gói gọn vuông vắn bên trong những chiếc lá dong màu xanh tươi mát, được kết chặt lại bằng những sợi lạt trẻ trắng phau dẻo dai.

Muốn có một chiếc bánh Chưng ngon và đẹp, các nguyên liệu cần phải được lựa chọn một cách cẩn thận và có sự tinh tế cao độ. Bạn phải lựa chọn gạo nếp loại dân gian hay có câu “nếp cái hoa vàng” từ xã Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Thịt phải được lấy từ con lợn được chăn nuôi bằng cám rau và gạo, như thế thịt lợn mới ngon, mới dai thịt mà không bị bở. Khi lựa chọn lá dong gói bánh, nhất định phải chọn những chiếc lá còn tươi màu xanh, tàu lá nguyên vẹn không sâu đục hay rách, sau đó mang về sửa cẩn thận từng cái một trách cho bị rách lá.

Để đảm bảo bánh Chưng mềm dẻo, đều màu xanh lá cây đẹp mắt, bạn nhất định phải đun chúng trong một chiếc nồi lớn, đun đều lửa thường xuyên ít nhất trong 12 giờ. Sau khi bánh chín kỹ, lấy chúng ra, rửa sạch bằng nước và dùng khăn để lau những lớp bọt nước trên mặt lá bánh.

Bạn có biết làm thế nào để thưởng thức chiếc bánh trưng truyền thống đúng cách không? Đó là gỡ từng lớp lá dong biển gói bánh ra, bạn sẽ chạm mũi với hương thơm thanh thoát của những hạt gạo nếp, sau đó sử dụng lại những chiếc lạt tre gói bánh để xắt bánh ra thành 8 miếng tam giác đều nha. Mỗi một miếng bánh đều có nhân đậu xanh thơm lừng cùng miếng thịt lợn mềm mịn đậm đà. Thưởng thức một miếng bánh Chưng, chúng ta có thể bị nghiện bởi sự mềm mại của gạo nếp, hương thơm nhẹ của đậu xanh trộn với vị ngọt đậm đà của thịt và vị cay của hạt tiêu. Nếu bạn không thích sự béo ngậy từ thịt lợn bên trong nhân bánh, đừng lo vì ngày Tết còn có hũ dưa hành luôn luôn đi kèm.

Giờ đây, người ta có thể dễ dàng nhìn thấy và thưởng thức bánh Chưng quanh năm. Nhưng chỉ vào dịp Tết, ngồi quây quần cùng gia đình ăn những miếng bánh chưng no đủ, cảm nhận hương vị Tết, bạn sẽ thấy bánh Chưng khi đó ngon miệng và ấm áp hơn cả. Một cảm giác chỉ có bánh Chưng mang lại vào dịp Tết mà bạn không thể tìm thấy vào lúc nào khác trong năm.

Chia sẻ bài viết này
Bài viết liên quan