CỔ KÍNH HỘI AN

Có tác giả đã viết về Hội An như thế này: “Nét lãng mạn cổ kính hiện diện ở mọi ngóc ngách phố cổ: những mái ngói rêu xanh phủ màu thời gian, sắc màu lung linh của những chiếc đèn lồng, nét chạm trổ tinh tế trong những căn nhà gỗ đã tồn tại từ hơn ba trăm vòng quay xuân hạ thu đông, những cái nghiêng điệu đà của người bán hàng mời chào khách, nụ cười, những cái nhìn… Tất cả như xoáy vào lòng du khách và để lại dư âm thật sâu lắng”.

Hội An là vùng đất giàu truyền thống cách mạng và văn hóa, được kết tinh qua nhiều thời đại và từng nổi tiếng trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Faifo Hoài Phố, Lâm Ấp, Hội An…

Nhờ có địa hình đường thủy thuận lợi, cộng với nhiều yếu tố nội, ngoại sinh khác, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, đô thị - thương cảng Hội An được tái sinh và phát triển. Cùng với “con đường tơ lụa”, “con đường gốm sứ” trên biển hình thành từ trước nên thương thuyền các nước Trung, Nhật, Ấn Độ, Xiêm, Bồ, Hà, Anh, Pháp… tấp nập đến đây giao thương mậu dịch.

Từ cuối thế kỷ 19, do chịu sự tác động của nhiều yếu tố “cảng thị thuyền buồm” Hội An suy thoái dần và mất hẳn. Nhưng cũng nhờ đó, Hội An tránh khỏi tác động của đô thị hóa hiện đại bảo tồn được những quần thể kiến trúc đô thị cổ hết sức độc đáo, tuyệt vời cho đến ngày nay.

Không quá trang nghiêm, không trầm mặc như Cố Ðô Huế, không tấp nập như phố cổ Hà Nội và cũng không sôi động như chợ Lớn của Sài Gòn, Phố cổ Hội An hút hồn du khách bởi vẻ lãng mạn rất riêng kín đáo, e ấp mà say đắm.


Không có những tòa nhà cao chọc trời, không có những biển quảng cáo, đèn trang trí rực rỡ sắc màu. Hội An khắc tên mình trên bản đồ du lịch bằng những mái ngói rêu xanh, những chiếc đèn lồng lung linh trong đêm tối hay những căn nhà gỗ trăm năm tuổi với những nét chạm trổ tinh xảo,….Đặc biệt, nếu bạn đến Hội An vào đêm 14 âm lịch, bạn sẽ có dịp được ngắm nhìn vẻ lãng mạn, bình yên của phố cổ dưới vô vàn ánh đèn lồng huyền ảo.

Là một trong những nét văn hóa độc đáo được người Nhật Bản và Trung Hoa mang đến, đèn lồng dường như đã trở thành hồn cốt của khu phố cổ Hội An. Mặc dù toả sáng nhờ những ngọn điện thông thường, nhưng ánh sáng của đèn lồng mờ dịu và phảng phất dấu ấn của thời gian xưa cũ. Những chiếc đèn tròn, treo lủng lẳng dưới mái hiên theo phong cách Trung Hoa. Còn hai bên cửa ra vào là những chiếc đèn quả trám hoặc ống dài kiểu Nhật Bản… Tất cả đã tạo lên một thế giới huyền ảo.

Vào những đêm trăng phố cổ trầm mặc và lắng đọng bởi ánh trăng sáng tỏ khó thấy ở những đô thị hiện đại. Và nhắc đến phố cổ Hội An thì không thể không nhắc tới lễ hội hoa đăng. Nhằm bảo tồn nét đẹp di sản văn hóa này, người dân phố Hội đã ngừng sử dụng các thiết bị điện như tivi, radio, đèn đường vào mỗi đêm rằm Âm lịch hàng tháng. Thay vào đó, toàn bộ khu phố cổ sẽ được khoác lên mình một lớp ánh sáng đa sắc, ấm áp phản chiếu từ những dải lụa màu qua các ô cửa kính và những chiếc đèn lồng giấy treo dọc con phố.

Trong ánh sáng kỳ ảo đó, những tiếng ca hò, bài chòi, giã gạo,….vang lên từ những con thuyền, đầu phố hay dưới mái hiên tạo nên một sức cuốn hút kỳ lạ đối với tất cả các du khách. Đến với phố cổ, bạn cũng nên nếm một vài món ăn mang phong vị xứ Quảng như bánh bo, bánh vạc,… Dư vị ẩm thực sẽ giúp cho bạn có một trải nghiệm trọn vẹn về Hội An!

Có thể nói, Phố cổ Hội An luôn thu hút du khách bằng sự yên bình - nhẹ nhàng đến diệu kì. Bạn có thể cước bộ trên những con đường nhỏ, xuyên suốt khu phố cổ mà ko sợ bị xe tông; thăm những ngôi nhà cổ, chùa cầu và thỏa sức lưu lại những hình ảnh đẹp nhất cho tuổi thanh xuân. Tối đến là thời gian để bạn trải nghiệm việc ngồi thuyền thả hoa đăng cầu ước những điều tốt đẹp.


 

Tour Coach đang triển khai chương trình tour Du lịch Hội An:

Để biết thêm thông tin chi tiết liên hệ: Tour Coach

 Địa chỉ: B44, phố Nguyễn Thị Định, Trung Hòa – Nhân Chính, Hà Nội

- Tel: 043.2222.143 – Fax: 043.791.8263


 

 

Chia sẻ bài viết này
Bài viết liên quan