Lễ hội té nước – Tết cổ truyền của Thái Lan

Người Thái Lan không chào đón năm mới của mình bằng pháo hoa rực trời hay tiếng trống múa lân rộn rã. Họ đón mừng năm mới với những nghi lễ Phật giáo truyền thống và đặc biệt hơn cả là việc mọi người té nước lên nhau với hi vọng mang lại may mắn trong năm mới.

Người Thái Lan ăn tết theo Phật lịch. Năm mới bắt đầu từ ngày Đản sinh của Đức Phật là ngày 15/4. Chính vì vậy, từ năm 1941, hoàng gia Thái Lan quyết định rằng ngày tết được bắt đầu từ 13/4 và đến 15/4 thì kết thúc.

Tết Thái Lan còn được biết đến với cái tên Songkran hay Lễ hội té nước Songkran. Từ Songkran bắt nguồn từ “Sankranti” có nghĩa là thay đổi và tiến về phía trước. Cũng như Tết Nguyên Đán của Việt Nam, Tết Thái Lan được coi là kì nghỉ dài nhất trong năm của người Thái.

Tết là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật. Họ dọn dẹp nhà cửa cho tươi sáng hơn, nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính hay té nước lên nhau bằng xô, sung phun nước, bóng… Hành động té nước tượng trưng cho việc gột rửa những xui xẻo xấu xí của năm cũ và đón nhận những may mắn trong năm mới. Dân Thái quan niệm, những người càng được té nhiều nước sẽ gặp càng nhiều may mắn.

 

Những người trẻ tuổi sẽ tặng những người lớn tuổi bát nước và hoa để tỏ lòng kính trọng trong lễ hội songkran

 

Như một phần của tín ngưỡng, hình ảnh Đức Phật cũng được mang ra gột rửa cẩn thận và sạch sẽ để mang lại may mắn cho chủ nhà. Tết Thái Lan cũng là dịp để gia đình sum họp sau những ngày xa cách, cùng nhau thực hiện những lễ nghi truyền thống tại đền chùa và trở nên gần gũi hơn.

Lễ hội Songkran của người Thái có nhiều nét giống Lào và Campuchia, tuy nhiên mỗi nước đều có những chi tiết nghi thức khác nhau. Tại Thái Lan, trong thời gian diễn ra lễ hội sẽ có nhiều cuộc diễu hành và cuộc thi sắc đẹp được tổ chức.

 

 

 

TÌM HIỂU THÊM VỀ CÁC CHÙM TOUR VÀO DỊP TẾT 2017

 

Chia sẻ bài viết này
Bài viết liên quan